Dota 2: Hướng Dẫn Chơi Bounty Hunter Trong 7.21, Bài Học Từ Zai

Bounty Hunter có vẻ rất mạnh tại kỳ DreamLeague Season 11 Major vừa qua. Khi được điều khiển bởi chúng tôi Bounty Hunter đã nhanh chóng kiểm soát lane và trở thành hero có networth cao nhất ở phút thứ 8. Vài tuyển thủ khác đã thử hero này nhưng không mấy thành công như Zai.

Hiển nhiên, kỹ năng cá nhân góp phần quan trọng để mở khóa tiềm năng của bất kỳ hero nào và Zai được xem là một trong những offlane tốt nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, điều đó lại không đúng với EG.s4, VP.9pasha và Fnatic.Iceiceice, tất cả những tuyển thủ này đều thua khi chơi Bounty Hunter. Có lẽ thành công của Bounty Hunter không phải đến từ cách chơi, mà đến từ việc đối thủ là ai.

Tại sao Bounty Hunter hiện tại lại mạnh?

Phản ứng với những thay đổi 7.20 cho Bounty Hunter khá trái chiều. Ở một mặt, hero này cung cấp cho đội ít hiệu ứng hơn, khả năng truy đuổi cũng như trốn thoát kém hơn. Nhìn chung, BH khó phù hợp với meta, khi mà mọi thứ xoay quanh áp đảo lane. Ở một mặt khác, Jinada được làm lại chứa đựng nhiều tiềm năng hơn mọi người tưởng.

Jinada là lý do cho phép Bounty Hunter tham gia đấu trường chuyên nghiệp trong patch chậm chạp hơn. Nói về đi lane, Bounty Hunter không còn gây nhiều sát thương. Sát thương khởi đầu của BH là 52. Tuy nhiên, BH lại rất trâu với giáp khởi điểm là 6.36, 600 HP và tốc độ di chuyển là 315.

Điều đó đồng nghĩa, tuy không last hit cũng như deny tốt ở đầu game, nhưng trong việc trade máu, BH rất mạnh: lượng giáp cao cho phép hero chịu đòn, cộng với tốc độ di chuyển nhanh đầu game để BH tiếp cận hầu hết mọi hero trong game.

Điều đó giúp Bounty Hunter tỏa sáng ở những game trình độ cao. Bounty Hunter đi offlane thường đối đầu với những carry cần level và item, từ đó liên tục trade máu với hắn. Bounty Hunter sẽ cố chạm được vào người đối phương khi Jinada hết cooldown.

Kết quả là cách chơi chủ động này đem lại hai lợi thế: tình huống 2v2 ngang skill gần như đảm bảo bên BH có lợi về HP và Mana cho đến phút thứ 5, và BH cũng lợi về gold.

TẤT CẢ PHỤ THUỘC VÀO VIỆC CANH THỜI GIAN CHUẨN XÁC

Trước khi bàn luận chuyên sâu về Bounty Hunter, chúng ta cần hiểu tầm quan trọng của việc canh thời gian chuẩn xác trong Dota. Khi theo dõi những game trình độ cao, đặc biệt là của những đội chơi nhịp độ cao như chúng tôi một điều rõ rệt hơn cả: thời gian lên item đều đồng nhất.

Với người xem, đặc biệt là những ai mới làm quen với Dota, nó có thể xem là sự trùng hợp ngẫu nhiên: nhiều thành viên trong đội bất thình lình có BKB và đẩy cùng lúc, hoặc một hero lên Mekansm cùng lúc với hero khác lên Manta Style, tạo ra tình huống smoke gank. Chúng không ngẫu nhiên đâu!

Các tuyển thủ chuyên nghiệp hoàn toàn hiểu những gì mình đang làm và chia gold một cách hợp lý: các item có thể thay đổi cục diện trận đấu được lên cùng lúc có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với việc từng món được lên riêng lẻ.

Nếu Razor của bạn lên BKB, nhưng Phantom Lancer vẫn cần thêm hai phút nữa để hoàn tất Diffusal Blade, trong hai phút này, BKB hoàn toàn vô dụng. Bạn không muốn đấu với đối phương tại thời điểm này hoặc đẩy trụ - bạn muốn hoàn tất món đồ của mình, và điều đó tạo ra khoảng trống 2 phút cho đối phương, để họ có thể tạo ra một pha xử lý, lợi thế về gold hoặc điều chỉnh trước những gì mà bạn đang làm.

Tuy nhiên, nếu Razor hoàn tất BKB một phút sau đó, tạo đủ khoảng thời gian để Phantom Lancer hoàn tất Diffusal Blade sớm hơn một phút? Bất thình lình, cả đội đều sẵn sàng sớm hơn một phút và mọi thứ có thể xảy ra theo chiều hướng khác.

Do đó, canh thời gian chuẩn để lên đồ là chìa khóa ở đây và nó thường không chỉ là giữa hai người chơi với nhau: các đội giỏi hơn sẽ tận dụng thêm 30-90 giây này, có thể ăn trụ hoặc giành Roshan. Nhưng nếu đối phương không phản ứng kịp, bạn đã giành lấy mục tiêu đề ra và đội đã có lợi thế nghiêng về phía mình.

Điều này xảy ra rất nhiều lần trong game: ai là hero lên giày trước trong lane và có thể khai thác món đồ này, đi gank mid hoặc cùng gây áp lực lên lane? Hero nào lên Drum và Rod of Atos trước và có thể đẩy trụ không gặp khó khăn? Support nào nên lên level 6 để bắt đầu gây áp lực lên đối phương hoặc đánh rotate?

JINADA KHÔNG CHỈ LÀ KIẾM THÊM GOLD

Nếu biết chơi, Bounty Hunter hoàn toàn xáo trộn thời gian lên item chuẩn của đội đối phương. Nhiều người chơi giả định việc cướp vàng và lấy vàng cho bản thân Bounty Hunter là lợi thế của Jinada, nhưng điều đó không phải. Nó cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng hero này được pick bởi Secret chủ yếu là để phá vỡ thời gian lên item đồng nhất của đối phương.

Có thể nói, đảm bảo một trong những core đối thủ bị bỏ lại đằng sau đồng nghĩa core thứ hai không thể phát huy toàn diện, dù game đó diễn ra ổn thỏa ra sao. Bạn có thể tạo ra tình huống mà một core bị thọt, core còn lại phải cố gắng một mình gồng gánh: hero core bị thọt sẽ phải cố farm cho bản thân, hạn chế không gian farm của đồng đội hắn và buộc mọi người phải phân tán ra, khiến chúng trở thành con mồi ngon để gank.

Từ đó, nếu đội phối hợp đủ tốt, bạn có thể trừng phạt đối phương nhiều hơn, nhanh chóng giành lợi thế kinh tế thông qua phá hủy các mục tiêu hoặc ăn mạng từ track.

VẬY TẠI SAO BOUNTY HUNTER VẪN THẤT BẠI?

Có hai lý do chính mà hero này thất bại ở trong những game đấu chuyên nghiệp. Thứ nhất chủ yếu là do draft, thứ hai là do cách triển khai.

Virtus.pro thích nghi với Bounty Hunter trong game 3 với Evil Geniuses bằng cách đặt một core rất giỏi đối đầu với các hero melee và chịu được sát thương vật lý. Phantom Lancer đôi khi được pick đi mid ở trong các patch trước - hero này có chỉ số khởi đầu tốt, last-hit rất tốt và có chiêu thoát thân mạnh. Với hỗ trợ từ Phantom Rush, Phantom Lancer có thể bắt kịp BH về khoảng trade hit.

Phantom Lancer đồng hành cùng Shadow Demon, hero có thể liên tục quấy rối bằng sát thương phép, vô hiệu hóa giáp của Bounty Hunter. Theo bài viết, bất kỳ hero nào có sát thương phép nhiều đều có thể hiệu quả, đảm bảo Bounty Hunter không thể tiếp cận core của mình để quấy rối farm.

Nếu không thể quấy rối đối phương, Bounty Hunter gần như vô dụng. May mắn cho hầu hết các game thủ pub, giai đoạn đi lane trong pub thường không nhắm đến việc thoát khỏi Bounty Hunter, tuy nhiên hero đi lane đối đầu với BH thường được pick thứ ba hoặc tư, cho phép đội bạn thích ứng.

Nói về chống lại cách triển khai, chúng ta không có gì nhiều để bàn luận. Đôi khi, bạn có thể thắng khi đấu 5v5 sớm bằng việc sử dụng phép tốt hơn, chọn vị trí phòng thủ tốt để bảo vệ mạng sống đồng đội, thay vì gây sát thương cho đối thủ.

Buy back với các tướng core ở đầu game để tham gia chiến đấu lại đã trở nên phổ biến với các tuyển thủ chuyên nghiệp, mặc cho những bất lợi của nó. Nó đem lại rất nhiều lợi thế về gold và XP cho đội và cũng giúp core farm kém bắt kịp, lên đồ đồng nhất với những hero khác trong đội, cho phép triển khai những pha teamplay.

KHI NÀO BẠN NÊN CHƠI BOUNTY HUNTER?

Bounty Hunter hiện đứng top 15 hero được pick thành công nhất từ rank Divine trở lên, cho nên hero này xứng đáng được cân nhắc trong hầu hết các game của bạn. Hero này có lẽ phát huy tốt nhất khi đối đầu với những core cần lên item kịp lúc: Radiance, Battlefury hoặc Blink Dagger.

Bounty Hunter không mạnh khi đối đầu với các core teamfight sớm, những hero không cần nhiều đồ để gây áp lực và tung ra các pha xử lý, như Ursa, Juggernaut, Troll Warlord hay Monkey King. Những hero này nếu nằm trong tay của những tuyển thủ đầy kinh nghiệm thường thích nghi với việc thiếu gold bằng cách rotate sớm và lên vài item rẻ tiền.

Nhìn chung, Bounty Hunter hiện rất thú vị. Evil Geniuses, chúng tôi và Team Secret có lý do để thử nghiệm hero này. Vắt kiệt đối phương, tận dụng chênh lệch gold để giành lợi thế và lên được nhiều món teamfight, kết thúc trận đấu. Đó là cách Bounty Hunter phát huy hiệu quả, về mặt lý thuyết là vậy!

Theo Dotabuff

Next Post Previous Post